Nghiên cứu chế tạo Dây nano Bi2S3 ứng dụng quang xúc tác của chúng trong việc xử lý môi trường

Nhóm nghiên cứu của TS. Đỗ Thị Anh Thư và các cộng sự đã nghiên cứu chế tạo chế tạo Dây nano Bi2S3 ứng dụng quang xúc tác của chúng trong việc xử lý môi trường
29/10/2021 - 08:15 AM 536 lượt xem

Nhóm nghiên cứu của TS. Đỗ Thị Anh Thư và các cộng sự đã nghiên cứu chế tạo chế tạo Dây nano Bi2S3 ứng dụng quang xúc tác của chúng trong việc xử lý môi trường

     Bi2S3 là một chất chất bán dẫn có cấu trúc lớp mỏng thân thiện với môi trường, có năng lượng vùng cấm hẹp đã và đang được nghiên cứu sôi động với tiềm năng ứng dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực như năng lượng mới, xử lý môi trường. Sự hiểu biết sâu sắc về tính chất động lực học mạng tinh thể được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ chế tạo cũng như tiềm năng ứng dụng của các tinh thể nano Bi2S3.

    Nhóm nghiên cứu của TS. Đỗ Thị Anh Thư và các cộng sự đã chế tạo các dây nano Bi2S3 siêu dài phát triển theo hướng [001] với đường kính 60-80 nm, chiều dài trên 1 µm đã được tổng hợp thành công. Kết hợp giữa tính toán mô phỏng toàn diện dựa trên lý thuyết hàm mật độ và phổ micro Raman đã cung cấp sự hiểu biết về tính chất động lực học mạng tinh thể của các dây nano Bi2S3. Các tác giả đã chỉ ra rằng 10 mode dao động bắt nguồn từ chế độ đối xứng phonon quang (4Ag + 2B1g + 3B2g + 1B3g), và đỉnh phổ tại 124 cm-1 tương ứng với mode hồng ngoại (IR). Khảo sát hiệu suất quang xúc tác trong việc khủ nước thải chứa Cr6+ khẳng định rằng các dây nano Bi2S3 là một ứng cử viên tiềm năng cho việc xử lý môi trường bằng xúc tác quang hóa.

Hình bên trái: Phổ micro-Raman của các dây nano Bi2S3 với phổ thực nghiệm (màu đỏ) được phân giải thành các mode (màu xanh); hình bên phải: minh họa cơ chế khử Cr6+ quang xúc tác trên dây nano Bi2S3.

Kết quả này của nhóm nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí quốc tế uy tín The Journal of Physical Chemistry C (IF = 4.18), 125 (2021), "Bi2S3 Nanowires: First-Principles Phonon Dynamics and Their Photocatalytic Environmental Remediation".

Link: https://doi.org/10.1021/acs.jpcc.0c10849


Đại hội Chi đoàn Viện Khoa học vật liệu nhiệm kỳ 2024 – 2027

Chiều ngày 04/4/2024, Chi Đoàn Viện Khoa học vật liệu long trọng tổ chức Đại hội Chi Đoàn nhiệm kỳ 2024 – 2027.
Xem chi tiết

Hội thảo trực tuyến OU - ASEAN 2024 “Zero Carbon, Renewable Energy, and Semiconductor Devices”

Ngày 27 tháng 3 năm 2024, Viện Khoa học vật liệu (IMS) đã phối hợp với R3 Institute for Newly-Emerging Science Design (INSD) thuộc Đại học Osaka (Nhật Bản) và Đại học Khoa học Malaysia (USM) tổ chức Hội thảo trực tuyến OU - ASEAN 2024 về “Zero Carbon, Renewable Energy, and Semiconductor Devices”.
Xem chi tiết

Hội thảo khoa học “IMS-VAST và JWRI-OU”

Ngày 14/03/2024, tại Viện Khoa học Vật liệu, đã diễn ra Hội thảo “IMS-VAST và JWRI-OU”. Sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong việc củng cố và phát triển hợp tác giữa Viện Khoa học Vật liệu (IMS) và Viện Nghiên cứu hàn (JWRI) – Đại học Osaka
Xem chi tiết

Hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Triển khai phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ viên chức và người lao động các nội dung về Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2024;
Xem chi tiết

Viện Khoa học vật liệu tổ chức Gặp mặt đầu xuân Giáp Thìn

Sáng ngày 15/02/2024 (mùng 6 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Hội trường tầng 6 nhà B2, Viện Khoa học vật liệu đã tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân Giáp Thìn 2024
Xem chi tiết
Viện khoa học vật liệu
  • 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 37564 129
  • Email: office@ims.vast.ac.vn
  • Giờ làm việc: 08h30 tới 17h00 từ thứ Hai đến thứ Sáu
© 2021 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VẬT LIỆU.