Phòng Nghiên cứu Vật liệu khoáng

03/11/2021 - 03:00 PM 1.252 lượt xem
CÁC THÀNH TỰU CHÍNH



Trưởng phòng
Hồ Ngọc Hùng

CHỨC NĂNG/NHIỆM VỤ:
  • Nghiên cứu và triển khai các ứng dụng về khoa học công nghệ tuyển khoáng
HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH:
  • Khoáng sản Felspat
  • Khoáng sản Sericite; Khoáng sản Grafit
  • Khoáng sản cao lanh
  • Khoáng sản Mica
  • Nghiên cứu công nghệ nâng cao chất lượng các sản phẩm khoáng sản phi kim loại bằng phương pháp vật lý, hóa học. Sau quá trình trên nhận được sản phẩm khoáng sản phi lim loại có độ mịn, độ trắng cao, đảm bảo nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
  hunghn@ims.vast.ac.vn   +84 917 116 659

CÁC THÀNH TỰU CHÍNH
 
1. Nghiên cứu công nghệ tuyển nổi tính chọn riêng quặng sericit Sơn La
Từ quặng đầu có hàm lượng SiO2 72,6 %; Al2O3 16,42 %, K2O 3,84 %; Na2O 1,52 %, sau khi tuyển thu đươc quặng tinh có hàm lượng Al2O3 là 31,56 % với thực thu là 74,34 %, hàm lượng SiO2 là 50,14 %, K2O là 7,65 % với thực thu 77,06 %, (K2O+Na2O) là 9,74 %, Fe2O3 là 0.97%. Với chất lượng quặng tinh đạt được có thể làm nguyên liệu cho ngành giấy, sơn, chất phủ bề mặt.
 
2. Nghiên cứu một số thuốc tuyển nổi mới áp dụng cho tuyển nổi fenspat
Kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc tuyển mới cho quặng tinh fenspat có hàm lượng ∑ Na2O + K2O > 13 % đạt yêu cầu làm nguyên liệu cho sản xuất men gốm sứ theo tiêu chuẩn chất lượng fenspat TCVN 6598:2000, hay một số ngành công nghiệp khác như bột mài, điện cực... mà còn thu được cả quặng tinh mica và thạch anh có thể sử dụng cho các ngành công nghiệp khác nhau: thạch anh có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng; mica có thể sử dụng cho sản xuất que hàn, sơn,...

Qua sơ đồ công nghệ và một số kết quả nghiên cứu có những ưu điểm sau:
  • Giảm bớt được một khâu tuyển tinh mica.
  • Sử dụng thuốc tuyển mới flotigam EDA, flotinor FS2, flotigam 4343 có tính chọn riêng cao và sau khâu tuyển mica sản phẩm ngăn máy được đưa đi tuyển nổi luôn không cần rửa loại bỏ thuốc tuyển khắc phục được quá trình rửa như hiện nay
3. Nghiên cứu, cải tạo sửa chữa và nâng cấp dây chuyền công nghệ tuyển Grafit Lào Cai
Từ quặng thô ban đầu có hàm lượng 12 – 14% Cacbon (C), sau khi cải tiến, bổ sung một số công đoạn tuyển trên dây chuyền tuyển cũ của nhà máy đã thu được quặng tinh Grafit có hàm lượng 94 – 96%C. Việc cải tiến và nâng cấp dây chuyền công nghệ này đã giúp nâng cao chất lượng sản phẩm quặng tinh Grafit lên mức tối đa, tránh lãng phí tài nguyên môi trường và còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà máy.

4. Nghiên cứu công nghệ sản xuất vật liệu hữu ích từ tro xỉ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân – Bình Thuận
Sản phẩm than sau tuyển có hàm lượng C = 62,46 %, có nhiệt lượng Q= 5444 kcal/kg. Sản phẩm tro bay: ∑ Al2O3+ SiO2 +Fe2O3> 80 %. Tro bay đáp ứng nguyên liệu làm bê tông geopolymer và lớp base mặt đường ; than sau tuyển làm nhiên liệu đốt ; xỉ ron nghiền tuyển làm phụ gia sản xuất xi măng, gạch cốt liệu.
 
Hình 1: Quặng tinh seresit Sơn La
Hình 2: Tuyển nổi tro xỉ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân – Bình Thuận

CÁC CÔNG BỐ TIÊU BIỂU
  1. Hồ Ngọc Hùng, Đông Văn Đồng, Dương Mạnh Hùng “Nghiên cứu thành phần vật chất và định hướng công nghệ tuyển quặng vàng gốc vùng Mường Tè, Lai Châu”. Tạp chí Khoa học công nghệ Mỏ, số 3, tr 12 – 14 năm 2017.

  2. Hồ Ngọc Hùng, Đông Văn Đồng, Dương Mạnh Hùng “Nghiên cứu công nghệ tuyển tro xỉ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận”. Tạp chí khoa học công nghệ Mỏ, số 6, tr 1- 3 năm 2017.

  3. Nguyễn Thị Quỳnh Liên, Hồ Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Minh Giang “Nghiên cứu công nghệ tuyển nổi chọn riêng quặng sericit Sơn La”. Tạp chí khoa học công nghệ Mỏ số 6 – 2017, tr25 - 27.

  4. Nguyễn Thị Minh Giang, Dương Mạnh Hùng “Nghiên cứu công nghệ tẩy trắng cao lanh sau tuyển vùng mỏ Ba Bò - Thanh Sơn - Phú Thọ”. Tạp chí Khoa học công nghệ Mỏ, số 02/2019.

  5. Hồ Ngọc Hùng, Đông Văn Đồng “Nghiên cứu tuyển nổi chọn riêng quặng Illit Sơn La”. Tạp chí Khoa học công nghệ Mỏ, số 04/2019.

  6. Hồ Ngọc Hùng, Đông Văn Đồng, Dương Mạnh Hùng “ Nghiên cứu thành phần vật chất và định hướng công nghệ tuyển quặng sericit Hang Chú, Sơn La”. Tạp chí Khoa học Mỏ, số 2, trang 32-34, năm 2020.

  7. Hồ Ngọc Hùng, Đông Văn Đồng, Dương Mạnh Hùng, “ Nghiên cứu khả năng tuyển quặng sericit xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, Tình Sơn La”. Tạp chí Khoa học Mỏ, số 4, trang 27-31, năm 2020.

TRANG THIẾT BỊ CHÍNH

1. Máy tuyển nổi Denver D12 phòng thí nghiệm
 
2. Máy tuyển từ ướt từ trường cao WHIMS L-4-20, cường độ từ trường 0÷20.000 gauss
 
3. Máy đập hảm PE 150x250

4. Máy đập trục Dmax=10-15mm

5. Bộ rây tiêu chuẩn

6. Máy nghiền bi sắt V= 8 lít

7. Bàn đãi thí nghiệm 300x1000mm

8. Máy nghiền chà xát D500x500x2ngăn.

9. Máy nghiền rung siêu mịn

10. Máy tuyển điện

11. Xyclon phân cấp D50, D25

12. Lò nung

13. Sàng rung xoay D500


Viện khoa học vật liệu
  • 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 37564 129
  • Email: office@ims.vast.ac.vn
  • Giờ làm việc: 08h30 tới 17h00 từ thứ Hai đến thứ Sáu
© 2021 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VẬT LIỆU.