Viện Khoa học Vật liệu sẽ tổ chức seminar khoa học
- Thời gian: Bắt đầu từ 9h00, thứ Tư, ngày 12.08.2020
- Địa điểm: Phòng 338 nhà A2
Seminar 1:
Tên đề tài báo cáo: “Nghiên cứu chế tạo điện cực lai hóa hữu cơ – vô cơ cấu trúc nano và ứng dụng trong chế tạo cảm biến giám sát môi trường”
Người trình bày: NCS. Hoàng Thị Hiến
Tóm tắt:
Ô nhiễm môi trường khí đang là vấn đề cấp bách hiện nay của toàn xã hội. Nó được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khỏe con người. Cùng với các biện pháp kiểm soát chất lượng môi trường khí, việc đo đạc, giám sát các loại khí độc đã và đang được nghiên cứu, triển khai rộng rãi. Cảm biến khí dựa trên các polyme dẫn có cấu trúc nano (PPy, PANi) cũng như vật liệu lai hóa “hữu cơ – vô cơ” và hoạt động ở nhiệt độ phòng, được xem là đối tượng đầy tiềm năng trong quan trắc môi trường khí.
Các nội dung báo cáo:
Seminar 2:
Tên đề tài báo cáo: “Nghiên cứu khả năng gia cường tính chất vật liệu polyme của khoáng talc biến tính”
Người trình bày: NCS. Nguyễn Văn Thủy
Tóm tắt:
Khoáng talc có nhiều tính ưu việt, được sử dụng làm chất độn gia cường cho vật liệu polyme. Nó có thể tăng độ bền cơ cho polypropylen, cao su thiên nhiên; giảm ma sát nội trong quá trình gia công chất dẻo; tăng khả năng bảo vệ chống ăn mòn cho các màng phủ, đáp ứng yêu cầu kéo dài tuổi thọ cho các lớp sơn bảo vệ các công trình làm việc ở nới có môi trường xâm thực cao. Đặc biệt talc có khả năng tăng độ bền cơ và nhiệt của các lớp phủ phồng nở, chống cháy cho các công trình có kết cấu bằng kim loại. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới vẫn đang tiếp tục tìm các ứng dụng mới của khoáng talc trong công nghệ chất dẻo và cao su, cũng như các lớp phủ bảo vệ. Ở Việt Nam, khoáng talc có trữ lượng khá lớn ở Phú Thọ, Sơn La, ứng dụng khoáng talc với mục đích gia cường cho các vật liệu polyme chưa nhiều. Nghiên cứu về lĩnh vực này cũng chưa được quan tâm.
Các nội dung nghiên cứu:
Trân trọng kính mời các đồng nghiệp tham dự!