Phòng Nghiên cứu vật liệu polymer và composite

Nghiên cứu chế tạo chất độn từ nguồn khoáng chất vô cơ bao gồm vật liệu có cấu trúc và kích thước nano cho các vật liệu polymer
03/11/2021 - 03:06 PM 1.934 lượt xem
CÁC THÀNH TỰU CHÍNH
 



Trưởng phòng
TS. Nguyễn Việt Dũng
CHỨC NĂNG/NHIỆM VỤ:
  • Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng các vật liệu polyme và compozit
HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH:
  • Nghiên cứu chế tạo các lớp phủ polyme có tính năng đặc biệt như: lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn tuổi thọ cao, lớp phủ bảo vệ chống cháy kết cấu thép, kết cấu bê tông, ống gió.
  • Nghiên cứu chế tạo các loại vật liệu polyme compozit và blend cao su kỹ thuật, ứng dụng trong: vật liệu kết cấu, vật liệu chịu mài mòn, vật liệu dẫn nhiệt, vật liệu bền môi trường. 
  • Nghiên cứu xử lý và biến đổi các chất gia cường khác nhau, bao gồm các hạt kích thước nano và các chất có nguồn gốc khoáng sản, định hướng ứng dụng cho các vật liệu polyme compozit.
 dungnv@ims.vast.ac.vn   +84 914 035533

CÁC THÀNH TỰU CHÍNH

1. Nghiên cứu chế tạo thành công hệ sơn chống cháy bảo vệ kết cấu thép đạt tiêu chuẩn: TCVN 931-1:2012; ISO 834-10; ASTM E119 và BS 476, phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QC06/2020. Thời gian bảo vệ giới hạn chịu lửa từ 30 đến 120 phút.

2. Nghiên cứu chế tạo các hệ sơn bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép làm việc ở các môi trường ẩm và xâm thực cao.

3. Công nghệ xử lý bề mặt và ứng dụng các chất gia cường kích thước micron và nano, đặc biệt là các chất có nguồn gốc khoáng sản, cho các loại vật liệu polyme compozit.

Các kết quả nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ chế tạo các vật liệu polyme kỹ thuật như: cao su có khă năng chống mài mòn cao, cao su dẫn điện, polyme dẫn nhiệt, các hệ sơn kỹ thuật, …
 

              
 Hình 1. Thi công sản phẩm sơn chống cháy cho kết cấu thép và kết cấu bê tông
 
CÁC CÔNG BỐ TIÊU BIỂU
 
  1. Olivia Kukackova, Nguyen Viet Dung, Sabina Abbrent, Martina Urbanova,Jiri Kotek, Jiri Brus. A novel insight into the origin of toughness in polypropyleneecalcium carbonate microcomposites: Multivariate analysis of ss-NMR spectra. Polymer 132, p. 106 – 113, 2017.

  2.  Angela Dumas, François Martin, The Ngo Ke, Hanh Nguyen Van, Dung Nguyen Viet, Vinh Nguyen Tat, Nam Kieu Quy, Pierre Micoud and Philippe de Parseval. The crystal-chemistry of Vietnamese talcs from the Thanh Son district (Phu Tho province, Vietnam). Clay Minerals, 50, 607-617, 2015.

  3. Phạm Thị Lánh, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Văn Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Trần Thu Trang, Trần Thị Trang, Ngô Kế Thế. Nghiên cứu sử dụng bột talc để nâng cao khả năng dẫn nhiệt và một số tính chất cơ học của vật liệu compozit trên cơ sở nhựa epoxy. Tạp chí Hóa học, tập 55(4E23), trang 99, 2017.

  4. Nguyễn Việt Dũng, Ngô Kế Thế, Nguyễn Văn Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Trần Thu Trang, Phạm Thị Lánh. Ảnh hưởng hàm lượng khoáng talc và khả năng tương tác pha đến tính chất cơ lý và độ dẫn nhiệt của vật liệu compozit trên cơ sở polypropylene. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 32(4), 77-82, 2016.

  5. Nguyễn Văn Thủy, Ngô Kế Thế, Tô Thị Xuân Hằng, Nguyễn Việt Dũng, Trần Thu Trang, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Lương Như Hải. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoáng talc Thu Ngạc, Phú Thọ tới khả năng bảo vệ của màng phủ epoxy.  Tạp chí Hóa học, Tập 56(3), 318-323, 2018

  6. Nguyễn Việt Dũng, Ngô Kế Thế, Nguyễn Văn Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Trần Thu Trang, Phạm Thị Lánh. Ảnh hưởng hàm lượng khoáng talc và khả năng tương tác pha đến tính chất cơ lý và độ dẫn nhiệt của vật liệu compozit trên cơ sở polypropylen. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 32(4), 77-82, 2016.

  7. Nguyen Viet Dung, Ngo Ke The, Jiri Kotek, Effect of interfacial adhesion on deformation and fracture behaviour of composites based on polypropylene and galss beads, Journal of Science and Technology, 54(1A), 300-307, 2016.

  8. Ngô Kế Thế, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Văn Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Trần Thu Trang, Phạm Thị Lánh, Khoáng talc Phú Thọ và khả năng gia cường cho vật liệu polyme, Tạp chí Hóa học, 54(6e1), 47-54, 2016.

  9. Nguyen Viet Dung, Ngo Ke The, Jiri Kotek, A solid-state NMR study of molecular mobility and resulting deformation and fracture behaviour of glass beads filled polypropylene composites, Vietnam Journal of Chemistry, 53(6e4), 240-244, December 2015.

  10. Nguyen Viet Dung, Ngo Ke The and Jiri Kotek. Effect of particle size and fatty surface treatment of calcium carbonate on the deformation and fracture behaviour of polypropylene-based composites. Vietnam Journal of Chemistry, Vol. 53 (2e1), 26-30, 2015.

TRANG THIẾT BỊ CHÍNH

1. Thiết bị đo đạc

-  Máy kiểm tra tính cơ vạn năng (tính chất kéo, nén, uốn), cảm biến lực 1 kN và 20 kN.

- Hệ thiết bị đánh giá tính chất màng sơn, Sheen (Vương quốc Anh): Thiết bị đo độ cứng dạng con lắc, độ bền va đập, độ bám dính, đo khuyết tật, độ bền uốn.

- Hệ thiết bị đo chiều dầy vật liệu trên nền có từ tính và không có từ tính.

- Thiết bị đo độ cứng vật liệu.

2. Các thiết bị chế tạo và gia công vật liệu

- Máy cán 2 trục: máy cán trộn cao su và chất dẻo phòng thí nghiệm của hãng Toyoseiki (Nhật Bản).

- Máy ép thủy lực: máy ép cao su và tạo mẫu chất dẻo Toyoseiki (Nhật Bản)

- Máy trộn: máy trộn 2 trục Z quy mô phòng thí nghiệm và pilot.

- Máy nghiền: hệ thống máy nghiền bi sứ nằm ngang

- Máy nghiền rổ.

- Máy khuấy tốc độ cao quy mô phòng thí nghiệm và quy mô pilot.

- Lò nung thí nghiệm đến 1200ºC của Nabertherm (Đức).

- Lò đốt thử nghiệm vật liệu chống cháy bằng khí gas, nhiệt độ tối đa 1200ºC.

- Tủ sấy hành trình Memmert (Đức)

- Hệ thiết bị cô quay chân không Buchi (Thụy Sỹ).



Viện khoa học vật liệu
  • 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 37564 129
  • Email: office@ims.vast.ac.vn
  • Giờ làm việc: 08h30 tới 17h00 từ thứ Hai đến thứ Sáu
© 2021 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VẬT LIỆU.