Trung tâm Công nghệ và Vật liệu môi trường

Nghiên cứu công nghệ, chế tạo vật liệu môi trường công nghệ và chế tạo thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường. Điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường. Tư vấn đánh giá tác động môi trường và các dự án liên quan đến môi trường.
03/11/2021 - 03:44 PM 1.586 lượt xem
CÁC THÀNH TỰU CHÍNH


Giám Đốc
TS. Dương Văn Nam
CHỨC NĂNG/NHIỆM VỤ:
  • Nghiên cứu, đào tạo, phát triển công nghệ và triển khai ứng dụng trong lĩnh vực vật liệu và công nghệ môi trường.
HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH:
  • Nghiên cứu vật liệu và công nghệ xử lý nước thải theo hướng thu hồi các chất dinh dưỡng và năng lượng;
  • Nghiên cứu xử lý chất thải rắn (bùn thải, chất thải điện tử...) và thu hồi các kim loại trong chất thải;
  • Chuyển giao công nghệ và vật liệu xử lý ô nhiễm môi trường;
  • Thực hiện các dịch vụ KHCN: Tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT), Báo cáo hoàn thành các công trình BVMT, Quan trắc, giám sát môi trường, Tư vấn lập hồ sơ khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước và các dịch vụ tư vấn khác liên quan;
  namdv@ims.vast.ac.vn   + 84 933 424 688
 
CÁC THÀNH TỰU CHÍNH

1.  Xây dựng mô hình xử lý nước thải chế biến cao su tự nhiên kết hợp thu hồi năng lượng bằng công nghệ sinh học kỵ khí đệm bùn hạt mở rộng (EGSB).

Sau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, mô hình xử lý nước thải chế biến cao su tự nhiên kết hợp thu hồi năng lượng bằng công nghệ EGSB đã được lắp đặt tại Nhà máy chế biến cao su Hà Tĩnh, với các kết quả như sau:

  • Hiệu suất xử lý COD của thiết bị EGSB đạt trên 80% với mức tải trọng hữu cơ (OLR) khoảng 10 kg COD/m3×ngày;
  • Hệ số sinh khí khoảng 0,3 L/g COD chuyển hóa, khí biogas thu được có thể dùng để đốt phục vụ sấy sản phẩm;

  • hình có khả năng nhân rộng để áp dụng tại các nhà máy chế biến cao su tự nhiên của Việt Nam.

2.   Điều tra, xác định ranh giới mặn - nhạt tài nguyên nước các đồng bằng ven biển Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh) và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước, ứng phó với biến đổi khí hậu. 

  • Xây dựng Bộ dữ liệu về tài nguyên nước (nước mặt và nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ) các đồng bằng ven biển Bắc Trung bộ;
  • Thành lập Bộ Bản đồ phân bố mặn - nhạt nước mặt, nước dưới đất các đồng bằng ven biển Bắc Trung bộ, tỷ lệ 1:100.000;
  • Bộ giải pháp khoa học kỹ thuật về giảm thiểu xâm nhập mặn, khai thác sử dụng bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung bộ.

3. Nghiên cứu công nghệ thu hồi nước sạch dưới đất từ đới thông khí bằng giải pháp ngưng tụ phục vụ sinh hoạt cho các khu vực khan hiếm nước thuộc tỉnh Ninh Thuận.

  • Đã thiết kế, thử nghiệm mô hình và xây dựng quy trình công nghệ thu hồi nước sạch từ đới thông khí bằng giải pháp ngưng tụ.
  • Hệ thống thu nước sạch trong đới thông khí có thể đạt lưu lượng từ 59,5 lít/ngày cấp cho hộ gia đình. Nước ngưng tụ có chất lượng đảm bảo QCVN 09:2012/BTNMT đối với tiêu chuẩn nước dưới đất, phù hợp cấp nước cho đun nấu, sinh hoạt.

Hình 1. Lắp đặt thiết bị EGSB tại nhà máy chế biến cao su Hà Tĩnh

Hình 2. Đo đạc thử nghiệm thu hồi nước sạch trong đới thông khí tại vùng khan hiếm nước thuộc tỉnh Ninh Thuận
 
CÁC CÔNG BỐ TIÊU BIỂU
  1. Phan Văn Trường, Dương Văn Nam “Chất lượng nước dưới đất vùng ven biển Hà Tĩnh và khả năng khai thác sử dụng”. Tạp chí Địa chất, loạt A, số 351/5-6/2015, tr 45-54.

  2. Phan Văn Trường "Đặc điểm thủy địa hóa và thực trạng nhiễm mặn nước dưới đất trong các trầm tích Đệ tứ vùng ven biển Hà Tĩnh". Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, tập 37 (1)/2015, tr 70-78.                   

  3. Dương Văn Nam, Phan Đỗ Hùng, Nguyễn Hoài Châu, Đinh Văn Viện "Nghiên cứu thu hồi photpho từ nước thải chế biến cao su tự nhiên bằng phương pháp kết tủa struvite". Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 21, 11/2017, tr 82 - 87.

  4. Dương Văn Nam, Phan Đỗ Hùng, Nguyễn Hoài Châu, Đinh Văn Viện "Thiết bị SBR cải tiến hiệu năng cao trong xử lý đồng thời các chất hữu cơ và nitơ trong nước thải chế biến cao su sau xử lý kỵ khí". Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam B, Tập 22 số 11, 11/2017, tr 48 - 53.       

  5. Nguyễn Đức Núi, Dương Mạnh Hùng "Nghiên cứu thử nghiệm phối liệu bã thải sau thủy luyện bã Cu-Zn_Cd sản xuất gạch Block". Tạp Chí Công nghiệp mỏ, số 3, 7/2017, tr 43 - 46.

  6. Duong Van Nam, Nguyen Hoai Chau, Hamasaki Tatsuhide, Dinh Van Vien, Phan Do Hung "Effect of COD/TN ratio and loading rates on performance of modified SBRs in simultaneous removal of organic matter and nitrogen from rubber latex processing wastewater". Vietnam Journal of Science and Technology, 56, 2/2018, p 236 - 245.

  7. An Thinh Nguyen, Luc Hens, The Anh Luu, Quoc Anh Trinh, Thanh Cong Nguyen, Ha T. T. Le, Thanh Hai Nguyen, Huong T. T. Chu, Ly Thi Pham, Hoang Nam Nguyen, Thi T. M. Tong, Thu T. M. Pham, Thuy T. T. Hoang, Van Hanh Ta, Van Hong Nguyen, Van Trung Nguyen "Human Ecology of Climate Change Hazards in Vietnam". Springer, 2018, 172 pages.

  8. Phan Văn Trường, Lê Anh Đức. Đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông Nghèn theo chỉ số WQI cải tiến. Tạp chí Tài nguyên nước, số 3/2019, tr 73 – 80.

  9. An Thinh Nguyen; Le Truc Nguyen; Hanh Hong Nguyen; Hanh Van Ta; Hong Van Nguyen; Tuan Anh Pham; Bich Thi Nguyen; Thao Thi Pham; Nhan Thi Thanh Tang; Luc Hens “Rural livelihood diversification of Dzao farmers in response to unpredictable risks associated with agriculture in Vietnamese Northern Mountains today". Journal of Environment, Development and Sustainability, 1 (1), 2019, P 1-21.

  10. Phan Văn Trường, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Đức Núi. Các yếu tố môi trường sinh thái ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nước trong đới thông khí tại các khu vực khan hiếm nước thuộc tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 2/2021, tr 20-23.

TRANG THIẾT BỊ CHÍNH

TT

Tên thiết bị

Tính năng kỹ thuật

Lĩnh vực ứng dụng

1

Thiết bị đo bụi Dust Track, 8532 Dust Track

Đo bụi tổng số. PM 10, PM 2,5

Xác định hàm lượng bụi lơ lửng

2

Thiết bị đo vi khí hậu hiện trường, Pocket Weather tracker 4000

- Đo vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) tại hiện trường.

-Xác định đặc điểm thời tiết lấy mẫu

3

Bơm, lấy mẫu khí cầm tay, 224-PCXR8KD, SKC

Lưu lượng bơm: 5-5000 ml/phút

+ Có khả năng giữ kết quả hiển thị trên màn hình

+ Chức năng tự động lấy mẫu theo trương trình trong khoảng thời gian 7 ngày

+ Cài đặt thời gian chờ để bắt đầu

Lấy mẫu khí hiện trường

4

Thiết bị đo độ rung,
3 M

- Đo độ rung

Xác định mức rung động

5

Thiết bị lấy mẫu bụi PM 2.5/PM10 Dust - Sol DS-2.5

+ Bơm màng ngăn

+ Bơm có thể sử dụng 10000 giờ liên tục

+ Tốc độ dòng: 0-6 LPM

+ Lập trình bộ đếm giờ 7 ngày

+ Nguồn: Vận hành AC hoặc DC

+ Bộ đếm giờ trôi qua

+ Bộ chỉ báo pin yếu và tắt nguồn

+ Bộ chỉ báo dòng yếu và tắt nguồn

Sử dụng lấy mẫu bão hòa PM-10 và PM-2.5

6

Thiết bị đo đa chỉ tiêu chất lượng nước, U-52G, Horiba

U52G có thể đo được 11 chỉ tiêu đồng thời như pH, ORP (thế oxi hóa-khử), DO (oxi hòa tan), Độ dẫn (COND), Độ muối, Tổng rắn hòa tan (TDS), Trọng lượng riêng nước biển, Nhiệt độ, Độ đục, Độ sâu, định vị vệ tinh GPS.

+ chiều dài cáp 10 m

+ Nhiệt độ đo: -10oC tới 55oC

+Trọng lượng ~800g

+ Giao tiếp: Cổng USB
+ Màn hình đen trắng LCD: 320x240, backlight

Xác định 11 thông số chất lượng nước 

7

Máy đo phóng xạ hiện số, Ranger,
Se-International

+ Máy đo độ phóng xạ của toàn vùng bước sóng alpha, beta, gamma và tia X.
+  Đầu dò là ống Halogen-quenched Geiger-Mueller.
+ Đường kính hiệu quả 45mm. Phủ bên ngoài bằng mica có tỉ trọng 1.5-2 mg/cm2

+ Khoảng đo: 0,001- 0 mR/hr (mili Rơnren / giờ)
0 đến 300,000 CPM (counts per minute - đếm /phút)
0 - 9,999,000 Total Counts (đếm tổng)
01- 1,000 mSv/hr (micro Silver/giờ)

Dò bức xạ hạt nhân,  khảo sát độ phóng xạ tại hiện trường

8

Laserliner

Dải đo -380 C – 3650 C

Đo nhiệt độ bề mặt

9

Soil moisture meter, D180450

Dải do 0-50%

Đo độ ẩm đất

10

Thermometer

Dải đo 0-1000C

Đo nhiệt độ đất

11

Thiết bị đo pH để bàn

 

Đo pH

12

Hệ thiết bị thí nghiệm xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học kỵ khí EGSB

Chiều cao tổng HT = 15,5 dm; chiều cao làm việc HLV = 14,0 dm; chiều cao ngăn lắng HL = 3,95 dm; diện tích mặt lắng SL = 1,35 dm2; thể tích tổng VT = 15,0 dm3; thể tích vùng phản ứng V = 10,75 dm3; thể tích vùng lắng VL= 4,25 dm3.  Trên thiết bị bố trí 05 van lấy mẫu bố trí dọc theo chiều cao thiết bị.

Nghiên cứu xử lý nước thải

13

Hệ thiết bị thí nghiệm xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học thiếu khí – hiếu khí SBR cải tiến

Chiều cao tổng HT = 15,5 dm; chiều cao làm việc HLV = 13,4 dm; thể tích làm việc VLV = 15 dm3; diện tích vùng sục khí SSK = 0,48 dm2; diện tích vùng không sục khí SKSK = 0,64 dm2; thể tích vùng sục khí VSK = 6,43 dm3; thể tích vùng không sục khí VKSK = 8,58 dm3.

Nghiên cứu xử lý nước thải

14

Máy phân tích nước đa chỉ tiêu và các thiết bị phòng thí nghiệm khác: máy sấy, lò nung, máy khuấy từ gia nhiệt, bếp phá mẫu COD, …

Phân tích môi trường

 



Viện khoa học vật liệu
  • 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 37564 129
  • Email: office@ims.vast.ac.vn
  • Giờ làm việc: 08h30 tới 17h00 từ thứ Hai đến thứ Sáu
© 2021 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VẬT LIỆU.